10 phương pháp điều trị viêm da cơ địa hiệu quả
Viêm da cơ địa là một bệnh da liễu mãn tính. Bệnh này có thể đi kèm các bệnh khác như hen suyễn, sốt, viêm mũi dị ứng,… Các triệu chứng của viêm da thường phát ngay từ khi sơ sinh hoặc xuất hiện bất kì lúc nào khác. Trong bài viết này, cùng với phòng khám Đa khoa Đông Phương tìm hiểu “10 phương pháp điều trị viêm da cơ địa hiệu quả” nhé!
Thực trạng bệnh viêm da cơ địa
Viêm da cơ địa là gì?
Viêm da cơ địa còn được gọi là chàm thể tạng, chàm sữa hay lác sữa ở trẻ em. Bệnh có đặc trưng xuất hiện các mảng da viêm đỏ, bong vảy, hoặc da viêm đỏ rỉ dịch và ngứa dữ dội. Nếu càng gãi (để giảm ngứa) thì càng làm da bị chấn thương, trầy xước gây nhiễm trùng da. Đây là bệnh mạn tính, dễ tái phát.
Bệnh viêm da cơ địa là một dạng bệnh đặc biệt của bệnh chàm, thuật ngữ bệnh chàm dùng để chỉ nhiều loại bệnh có đặc điểm khá giống nhau như:
- Bệnh chàm ở tay: Chỉ xuất hiện tổn thương ở tay, do tiếp xúc thường xuyên với các hóa chất gây kích ứng.
- Viêm da tiếp xúc (do dị ứng hoặc kích ứng): Là tình trạng da bị tổn thương do tiếp xúc với một số hóa chất.
- Bệnh tổ đỉa: Bệnh chàm với nhiều mụn nước, chỉ phát triển ở ngón tay, lòng bàn tay và lòng bàn chân, ngứa nhiều.
- Viêm da thần kinh: Đặc trưng bởi các mảng da dày lên do bị cọ xát hoặc gãi nhiều lần.
- Viêm da ứ nước: Một loại kích ứng da ở người có hệ tuần hoàn kém, chủ yếu ở vùng cẳng chân.
- Nứt nẻ da chân, da tay: Là một dạng bệnh mạn tính của bệnh chàm, da phản ứng bằng cách tăng sừng quá mức gây những đường nứt da, chảy máu và đau nhiều.
Tìm hiểu thêm các bệnh da liễu thường gặp khác.
Bệnh viêm da cơ địa tại Việt Nam
Tại Viêt Nam, viêm da cơ địa chiếm khoảng 5% dân số. Bệnh này thường gặp ở những tháng đầu đời của trẻ và bệnh nặng nếu trẻ có gen di truyền đồng hợp tử, sau đó bệnh giảm dần khi trẻ lên 2-3 tuổi. Nhiều thống kê cho thấy, 60% bệnh nhân khi sinh con, con cũng bị bệnh này.
Nếu cả ba lẫn mẹ đều bị viêm da cơ địa thì trẻ sinh ra có đến 80% nguy cơ bị bệnh. Ở một số trường hợp bệnh viêm da cơ địa đi kèm với hen suyễn, viêm mũi dị ứng và dị ứng thực phẩm tạo thành một phức hợp bệnh dị ứng (thường gặp ở trẻ mang gien di truyền từ bố và mẹ).
Triệu chứng viêm da cơ địa
Bệnh viêm da cơ địa có triệu chứng điển hình là da viêm đỏ, tróc vảy, chảy dịch, dày sừng, nứt nẻ, ngứa râm ran hay ngứa dữ dội. Tuy nhiên, tùy vào độ tuổi và giai đoạn bệnh sẽ có những triệu chứng khác nhau.
Triệu chứng ở trẻ sơ sinh và nhũ nhi
Khoảng 60% ca mắc bệnh viêm da cơ địa khởi phát ở trẻ từ 0- 1 tuổi và khởi phát chủ yếu khi được 2 – 3 tháng tuổi. Trẻ sơ sinh bị viêm da cơ địa sẽ có những triệu chứng sau:
- Xuất hiện ban đỏ, tróc vảy ở 2 bên má, quanh miệng, trán, thân mình, cổ và bẹn, các kẽ da (nếp da).
- Ở vùng ban đỏ có nhiều mụn nước nhỏ.
- Các mụn nước nhỏ vỡ ra chảy dịch gây viêm trợt.
- Vết loét đóng vảy, khô, có thể bị nhiễm khuẩn thứ phát.
- Có thể đi kèm tiêu chảy, viêm tai giữa.
- Ngứa nhiều làm trẻ mất ngủ, quấy khóc.
Triệu chứng ở trẻ em
Với trẻ em từ 2 – 12 tuổi khi bị viêm da cơ địa thường kèm với tình trạng đục thủy tinh thể, viêm kết mạc dị ứng. Các triệu chứng ở trẻ em gồm:
- Da khô ráp, nứt nẻ, ngứa ngáy,…;
- Tổn thương da thường xuất hiện ở các vùng sau đầu gối, trên đầu gối, khuỷu tay, các nếp da (kẽ da),…;
- Xuất hiện các mảng lichen hóa dạng đĩa. Lúc đầu, bệnh có biểu hiện ở mặt duỗi, đầu gối, cùi tay, sau lan đến những nếp gấp, ngoài ra có thể sẩn ngứa, da khô,…
Triệu chứng ở người trưởng thành
Ở người trưởng thành, viêm da cơ địa ít có triệu chứng rầm rộ như trẻ em vì người lớn có nhiều kháng thể và sức đề kháng hơn so với trẻ em. bệnh ít biểu hiện ra ngoài hoặc chỉ có da khô sần sùi kéo dài dai dẳng (bệnh mạn tính); có thể đi kèm biểu hiện của bệnh hen suyễn hoặc viêm mũi dị ứng hoặc dị ứng thực phẩm. Các triệu chứng trên da có sự khác biệt rõ rệt so với trẻ em. Các triệu chứng ở người lớn trong giai đoạn cấp tính gồm:
- Xuất hiện nhiều ban đỏ.
- Trên bề mặt da có mụn nước nhỏ, nông.
- Mụn nước vỡ chảy dịch gây phù nề, vảy tiết.
- Vùng da tổn thương thấy ngứa, nóng rát và sưng đau.
- Da bị tổn thương có thể bị bội nhiễm, loét, mụn mủ, sưng nóng,…
Viêm da cơ địa ở giai đoạn mạn tính gây ra các triệu chứng sau:
- Vùng da bị tổn thương có dấu hiệu thâm sạm, dày sừng, nứt nẻ.
- Ngứa ngáy âm ỉ đến dữ dội.
Các biến chứng viêm da cơ địa để lại
Bệnh viêm da cơ địa (bệnh chàm) nếu không được điều trị đúng cách và kịp thời có thể gây ra các biến chứng sau:
- Bệnh hen suyễn và sốt cỏ khô: Hơn 50% trẻ dễ mắc thêm bệnh hen suyễn và sốt cỏ khô.
- Viêm da thần kinh mạn tính: Có thể bị biến chứng thành viêm da thần kinh mạn tính, với biểu hiện có vảy và ngứa mạn tính. Người bệnh càng gãi thì càng ngứa, điều này khiến vùng da có thể bị tổn thương, đổi màu, dày lên.
- Nhiễm trùng da: Da có thể bị tổn thương do gãi nhiều gây ra các vết loét, vết nứt, làm tăng nguy cơ nhiễm vi khuẩn và vi rút.
- Viêm da tay: Viêm da cơ địa có thể gây ra biến chứng viêm da tay gây khó chịu cho người bệnh, đặc biệt với người làm trong môi trường ẩm ướt, tiếp xúc với xà phòng và chất tẩy rửa.
- Viêm da tiếp xúc dị ứng hoặc kích ứng: Do tiếp xúc với các hóa chất công nghiệp, hóa mỹ phẩm, ô nhiễm môi trường,…
- Rối loạn giấc ngủ: Việc bị ngứa nhiều ảnh hưởng đến giấc ngủ như ngủ không ngon, thức dậy lúc nửa đêm,…
Các trị viêm da cơ địa hiệu quả
Do chưa có phương pháp đặc trị viêm da cơ địa nên bệnh nhân có thể phải thử nhiều phương pháp khác nhau, dùng đơn lẻ hoặc kết hợp mới đem lại hiệu quả. Thời gian chữa khỏi bệnh có thể vài tháng hoặc kéo dài nhiều năm, sau điều trị vẫn cần điều trị phòng ngừa để ngăn bệnh tái phát.
Cách chữa bệnh viêm da cơ địa tại nhà
Các trường hợp bệnh mới khởi phát, triệu chứng nhẹ, trước khi uống thuốc, bôi thuốc, bạn có thể thử các phương pháp đơn giản sau:
Tắm nước ấm
Nước ấm sẽ làm dịu tổn thương và triệu chứng ngứa da, bạn có thể tắm cùng yến mạch xay nhỏ, baking soda hoặc muối biển để làm sạch, kháng viêm da tốt hơn. Tuy nhiên cần lưu ý ngâm mình tối đa 10 – 15 phút, lâu hơn có thể gây khô da hơn.
Dưỡng ẩm
Da bị viêm cơ địa thường khô, sần sùi, dễ kích ứng và là môi trường ưa thích cho vi khuẩn. Vì thế dưỡng ẩm tốt cho vùng da tổn thương rất quan trọng, nên dưỡng ẩm ngay sau khi tắm và nhiều lần trong ngày, nhất là khi thời tiết hanh khô.
Không gãi
Cơn ngứa ở vùng da viêm cơ địa luôn thường trực, khiến bạn không thể không gãi để giảm bớt tình trạng này? Thay vì gãi, hãy thử dùng đầu ngón tay ấn vào vùng da ngứa. Bạn sẽ thấy bớt khó chịu hơn mà không gây tổn thương da. Ngoài ra, hãy cắt móng tay hoặc đeo bao tay để bạn không vô tình gãi khi ngủ.
Dùng chất làm sạch dịu nhẹ
Đôi khi chất tẩy rửa mạnh như xà phòng tắm, sữa tắm,… sẽ khiến da bị kích ứng, tiến triển bệnh nặng hơn. Nên lựa chọn xà phòng dịu nhẹ, rửa sạch da sau khi tiếp xúc.
Mặc trang phục thoải mái
Trang phục thoải mái với chất liệu mềm, thấm mồ hôi cũng làm giảm kích ứng cho da, ngăn ngừa cơn ngứa và tổn thương da.
Nghỉ ngơi hợp lý, giảm căng thẳng
Stress, căng thẳng tinh thần cùng các rối loạn tâm lý sẽ khiến viêm da cơ địa càng tiến triển nặng hơn do đây là căn bệnh rối loạn miễn dịch. Hãy tạo cho mình thói quen nghỉ ngơi, cải thiện sức khỏe tâm lý bản thân.
Dùng máy tạo độ ẩm
Nhiệt độ cao, thời tiết hanh khô khiến tình trạng ngứa, viêm, tróc da càng nặng hơn. Một máy tạo độ ẩm sẽ giúp không khí quanh bạn trở nên mát mẻ, đủ độ ẩm hơn.
Chữa viêm da cơ địa bằng thuốc
Khi các biện pháp chăm sóc tại nhà không hiệu quả, bác sĩ sẽ xem xét sử dụng thuốc uống, thuốc bôi hoặc thuốc tiêm để giảm triệu chứng:
Kem giảm ngứa Corticosteroid
Kem, thuốc mỡ chứa corticosteroid có tác dụng kháng khuẩn, giảm ngứa, bôi lên da sau khi dưỡng ẩm. Không nên dùng loại kem này kéo dài vì có thể gây mỏng da và nhiều tác dụng phụ khác.
Kem kháng sinh
Nếu da bị nhiễm khuẩn, có vết thương hở hoặc vết nứt thường do gãi ngứa quá mức, bạn cần sử dụng kem kháng sinh. Nếu nặng hơn sẽ cần dùng kháng sinh đường uống một thời gian ngắn.
Thuốc trị viêm
Các trường hợp viêm da cơ địa nặng, bác sĩ có thể kê thuốc corticosteroid đường uống, chỉ dùng theo chỉ định của bác sĩ trong thời gian ngắn. Khi tình trạng viêm đã được cải thiện, nên chuyển về các thuốc kháng viêm dạng nhẹ.
2.3. Chữa viêm da cơ địa bằng liệu pháp
Dùng thuốc trị bệnh có thể không đem lại kết quả tốt, một số liệu pháp chữa viêm da cơ địa có thể được xem xét như:
-
Liệu pháp ánh sáng: Phơi da dưới ánh sáng tự nhiên, sử dụng tia UVA, UVB nhân tạo để kích thích khả năng tự làm lành và hệ miễn dịch của da.
-
Băng thuốc: khi bệnh nặng, sau khi bôi corticosteroid, băng ướt sẽ giúp tăng tác dụng của thuốc và điều trị bệnh tốt hơn.
-
Liệu pháp tâm lý: Để ngăn ngừa hành vi và phản ứng sinh học tự nhiên của con người là gãi khi bị ngứa, một số liệu pháp tâm lý giúp thư giãn sẽ được áp dụng.
Bệnh viêm da cơ địa được điều trị tích cực, đúng cách sẽ khỏi bệnh, tuy nhiên hoàn toàn có thể tái phát nếu gặp tác nhân kích ứng hoặc điều kiện tự nhiên thích hợp.
Ưu điểm khi chữa bệnh tại phòng khám đa khoa Đông Phương
Từ Khóa: