9 cách trị dứt điểm bệnh nấm da tay tại nhà
Nấm da tay là bệnh da liễu xuất hiện ở nhiều lứa tuổi, giới tính. Tuy nhiên, bệnh này xuất hiện phổ biến ở thanh thiếu niên hoặc người lớn. Trong bài viết này, phòng khám đa khoa Đông Phương sẽ mách bạn “10 cách trị dứt điểm nấm da tay đơn giản nhất”.
Bệnh nấm da tay là gì?
Nấm da tay là bệnh nhiễm trùng do nấm, ảnh hưởng tới lớp ngoài của da tay. Bệnh nấm này ảnh hưởng đến vùng da ở lòng bàn tay, các kẽ giữa ngón tay.
Các vận động viên thường gặp bệnh nấm da tay, đi kèm với triệu chứng nấm ở bàn chân. Đây là loại nấm ngoài da có biểu hiện:
- Phát ban dạng vòng hoặc hình tròn.
- Phát ban thường có viền nổi lên, có vảy bao quanh như giun.
Những triệu chứng của bệnh nấm da tay
Các triệu chứng phổ biến nhất của nấm da tay như:
- Xuất hiện những mảng tròn, ngứa trên mu bàn tay.
- Trên vùng da sáng hơn, da nổi mẩn đỏ trong lòng bàn tay.
- Trên vùng da sẫm màu hơn, các mảng có thể có màu nâu hoặc xám.
- Các mảng nấm da tay có thể phát triển nhiều vòng tròn với khoảng trống ở giữa. Vòng tròn nổi trên da có thể có viền nổi và có vảy.
- Da trong lòng bàn tay dày lên và cảm giác cực kỳ khô.
- Xuất hiện vết nứt sâu trên lòng bàn tay, thậm chí có thể thấy vảy trắng.
- Lòng bàn tay có thể ngứa hoặc không.
- Có thể bị đau và sưng.
- Trên vùng da quanh ngón tay xuất hiện các mảng đỏ có mụn nước và mụn nhọt. Thông thường, nhiễm trùng sẽ lan đến móng tay.
Các triệu chứng của bệnh nấm da chân cũng không khác quá nhiều bệnh nấm da tay.
Đọc thêm: Nên làm gì khi bị nấm da chân?
Nguyên nhân gây bệnh nấm da tay
Nấm phát triển mạnh trong môi trường ấm áp và ẩm ướt, thường là ở những nơi nhiệt đới. Các khu vực ẩm ướt như phòng thay đồ và phòng tắm công cộng cũng là nơi lý tưởng nấm phát triển.
Bệnh nấm da tay có lây không?
Nấm da tay là bệnh da liễu dễ lây lan. Nấm lây lan chủ yếu thông qua các cách sau:
Tiếp xúc người với người
Bạn có thể bị nấm tay chân sau khi tiếp xúc cơ thể trực tiếp với người bị nhiễm nấm. Người đó có thể có hoặc không có triệu chứng, nhưng nếu họ là người mang mầm bệnh, bạn có thể lây bệnh từ đó.
Động vật
Chạm vào động vật bị nhiễm trùng có thể lây lan nấm da tay: Vật nuôi như chó và mèo và động vật gia súc, gia cầm như bò, ngựa, lợn và dê.
Vật chủ truyền bệnh
- Bạn có thể mắc bệnh nấm ngoài da khi tiếp xúc gián tiếp với những con bọ ve thông qua việc dùng chung quần áo, khăn tắm và bộ đồ giường.
- Nấm có thể sống trên bề mặt cứng trong môi trường ẩm ướt, như phòng thay đồ và phòng tắm công cộng.
- Nấm cũng có thể lây lan khi người bệnh chạm vào đất và các đồ vật khác trong môi trường bị nhiễm nấm. Nấm da tay có thể lây lan từ bộ phận của cơ thể này sang một bộ phận khác.
9 cách trị dứt điểm bệnh nấm da tay tại nhà
Trị nấm da tay không dùng thuốc tại nhà
Người mắc bệnh nấm da tay thường có tâm lý tìm kiếm những cách chữa đơn giản, tiện lợi nhưng vẫn mang đến hiệu quả cao. Vì thế, chúng tôi đã tổng hợp những cách trị nấm da tay tại nhà không cần dùng thuốc để bạn có thể sử dụng khi cần.
Lá trầu không
Lá trầu không có tác dụng kháng khuẩn, kháng viêm rất tốt, do đó thường được sử dụng nhiều trong bài thuốc chữa nấm da tay.
Một số cách sử dụng lá trầu không hiệu quả:
Cách 1: Sử dụng trực tiếp
- Chuẩn bị: 1 nắm lá trầu không
- Cách tiến hành
- Bước 1: Rửa sạch lá trầu không, đem ngâm nước muối trong 10 phút
- Bước 2: Giã nát, thu lấy nước
- Bước 3: Massage nhẹ nhàng lên da bị nấm. Thực hiện mỗi ngày 1 lần trong 1 tuần để thấy hiệu quả.
Cách 2: Nước lá trầu không
- Chuẩn bị: 1 nắm lá trầu không, một ít muối
- Cách tiến hành:
- Bước 1: Rửa sạch lá trầu không.
- Bước 2: Cho vào ít muối rồi đem đun sôi trong khoảng 15 phút. Tắt bếp
- Bước 3: Để nguội rồi dùng nước ngâm rửa mỗi ngày.
Mật ong
Đây cũng là một nguyên liệu có tác dụng chữa nấm hiệu quả do có tính kháng khuẩn cao.
Cách thực hiện vô cùng đơn giản
- Bước 1: Rửa sạch tay và lau khô
- Bước 2: Bôi một lớp mỏng mật ong lên vùng da bị nấm, để yên trong 10 phút
- Bước 3: Rửa lại bằng nước sạch.
Mỗi ngày thực hiện 1 đến 2 lần sẽ thấy được hiệu quả nhanh chóng
Nước ép hành tây
Tương tự như lá trầu không, bạn có thể luộc hành tây hoặc đem ép bã lấy nước rồi bôi lên da bị nấm trong 10 phút, rửa lại bằng nước sạch. Tiến hành 1 lần mỗi ngày trong 1 tuần sẽ đem lại hiệu quả rõ rệt.
Nước ép tỏi
Tỏi có tính kháng khuẩn cực tốt do có chứa allicin – một loại kháng sinh tự nhiên vô cùng đắt giá. Bạn hãy chuẩn bị 5 đến 6 nhánh tỏi, đem rửa sạch rồi giã nát. Pha thêm một ít nước rồi lọc bã bỏ đi. Dùng nước này bôi hàng ngày lên vùng da bị nấm, bạn sẽ nhanh chóng khỏi bệnh.
Rượu rau răm
Rau răm răm trị nấm da tay rất nhanh, tuy nhiên quá trình chuẩn bị khá lâu, kéo dài từ 5 đến 7 ngày.
- Chuẩn bị: 3 lạng rau răm và 0,3 lít rượu trắng, một cái bình nhỏ
- Cách tiến hành:
- Bước 1: Rửa sạch rau răm, cắt khúc khoảng 3 – 4cm
- Bước 2: Đổ rượu ngập hết rau răm, đậy kín và ngâm trong 5 đến 7 ngày
- Bước 3: Dùng rượu rau răm bôi đều lên vùng da bị nấm ngày 3 lần, sau 2 đến 3 ngày là bệnh sẽ giảm.
Rượu tỏi
Tương tự như rượu rau răm, rượu tỏi cũng chữa nấm da tay rất hiệu quả. Các bước tiến hành tương tự như trên. Sử dụng đều đặn mỗi ngày 2 lần, bệnh của bạn sẽ khỏi nhanh chóng.
Rượu giềng
Củ riềng có tác dụng ức chế mầm bệnh và giảm tốc độ lây lan của mầm bệnh. Do đó, nó rất hiệu quả trong trị nấm da tay. Cách làm tương tự như rượu tỏi và rượu rau răm.
Phèn chua
Từ lâu, phèn chua đã được biết đến tác dụng rất tốt trong chữa ngứa, sát trùng, diệt khuẩn.
Cách sử dụng vô cùng đơn giản, chỉ cần cho phèn chua vào nước ấm và hòa tan, rồi ngâm tay bị nấm vào trong khoảng 10 phút. Sau đấy dùng khăn mềm lau sạch hoặc để khô tự nhiên. Mỗi ngày làm 1 lần, trong vòng 1 tuần, bạn sẽ thấy hiệu quả rõ rệt
Lá trà xanh
Trà xanh đã được các nhà khoa học nghiên cứu rất nhiều về khả năng trị các bệnh da liễu, đặc biệt là nấm da tay. Thành phần oxy hóa dồi dào trong trà xanh sẽ giúp giảm tình trạng viêm, kháng khuẩn và bảo vệ làn da trước các tác nhân gây hại.
Cách sử dụng vô cùng đơn giản. Lấy 1 nắm lá trà xanh rửa sạch rồi đun với 1 lít nước, để sôi trong 10 phút. Dùng nước này để ngâm rửa phần tay bị nhiễm nấm. Thực hiện mỗi ngày 2 lần, bạn sẽ khỏi bệnh nhanh chóng.
Biện pháp ngăn ngừa bệnh nấm da tay
Để ngăn ngừa nấm da tay hiệu quả, bạn nên:
- Giữ vệ sinh tốt: Rửa tay thường xuyên và lau khô tay. Cắt móng tay ngắn và sạch sẽ.
- Tránh gãi chân: Điều này sẽ làm tăng khả năng truyền nhiễm nấm sang tay nếu bạn bị nấm chân.
- Điều trị nấm da chân nhanh chóng: Nếu bị nấm da chân, bạn cần điều trị nhanh chóng và dứt điểm. Điều này có thể tránh lây lan sang các bộ phận khác trên cơ thể, bao gồm cả bàn tay.
- Không sử dụng kem steroid tại chỗ: Thuốc bôi corticosteroid có thể tạm thời giúp giảm ngứa, tuy nhiên loại thuốc này không giúp điều trị nhiễm nấm dứt điểm và có thể gây trì hoãn việc chẩn đoán bệnh chính xác.
- Không dùng chung vật dụng cá nhân: Không dùng chung quần áo, khăn tắm, giường ngủ hoặc các đồ vật khác có thể chứa nấm.
- Thận trọng khi tiếp xúc gần động vật: Rửa tay sau khi vuốt ve, chơi hoặc tiếp xúc với vật nuôi và các động vật khác. Đưa thú cưng đến bác sĩ thú y kiểm tra nếu bạn nghĩ chúng có thể bị nhiễm nấm.
- Lưu ý đối với vận động viên: Với các môn thể thao tiếp xúc, hãy tắm ngay sau khi luyện tập, thi đấu. Không dùng chung dụng cụ thể thao, đồng thời giữ đồng phục và dụng cụ sạch sẽ.
Nấm da tay có thể gây khó chịu cho người bệnh, vì vậy bạn nên ngăn ngừa bệnh từ sớm, đi kiểm tra để được điều trị từ đầu, hạn chế sự phát triển lây lan của nấm ngoài da.
Địa chỉ chữa bệnh da liễu tại Hà Nội
Ưu thế về phòng khám Đông Phương
– Hệ thống trang thiết bị chuyên dụng từ chẩn đoán đến điều trị.
– Phương pháp điều trị linh hoạt, vừa điều trị vừa phục hồi.
– Dịch vụ y tế chất lượng cao.
– Tư vấn và đặt hẹn 24/7 ( đặt lịch hẹn phù hợp với thời gian đi học, đi làm,…)
? Địa chỉ: 497 Quang Trung – Hà Đông – Hà Nội
? Thời gian làm việc: từ 7h30 – 20h30 tất cả các ngày trong tuần.
? Thời gian tư vấn: từ 6h30-23h tất cả các ngày trong tuần.
Từ Khóa: bệnh da liễu, Nấm da tay