slider header 1

5 phương pháp chữa bệnh ghẻ hữu hiệu nhất trong dân gian

Ghẻ là bệnh ngoài ra thường gặp. Bệnh ghẻ xuất hiện phổ biến ở những nơi có điều kiện vệ sinh kém hoặc những nơi thường xuyên ngập lụt trong mùa mưa lũ. Bệnh ghẻ có thể lây nhiễm từ người sang người, vì vậy cần chữa ghẻ thật sớm để tránh lây nhiễm qua người khác. Trong đó, phương pháp chữa bệnh ghẻ dân gian được rất nhiều người sử dụng. Cùng phòng khám đa khoa Đông Phương tìm hiểu trong bài viết này nhé!

Bệnh ghẻ là gì? Nguyên nhân gây ra bệnh ghẻ

Bệnh ghẻ là gì?

Ghẻ là bệnh ngoài da thường gặp vào mùa xuân, hè. Bệnh ghẻ do các loại vi khuẩn kí sinh trên da gây nên. Bệnh ghẻ không gây những hậu quả nghiêm trọng đến sức khoẻ. Tuy nhiên, nếu không phát hiện sớm thì sẽ ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống. Ghẻ có thể để lại các biến chứng nguy hiểm như: Nhiễm trùng,chàm hoá, viêm cầu thận cấp.

Bệnh ghẻ là gì?

Bệnh ghẻ là gì?

Nguyên nhân gây ra bệnh ghẻ

Tác nhân gây ghẻ là do ký sinh trùng ghẻ gây nên. Bệnh ghẻ do ghẻ cái gây ra là chủ yếu, ghẻ đực không gây bệnh vì nó sẽ chết sau khi giao hợp. Ghẻ cái có nhiều loài, gây bệnh ở người, các loại gia súc như ngựa, cừu, dê, lợn, chó, mèo,… Tuy nhiên ghẻ cái gây bệnh cho gia súc có thể truyền bệnh cho con người.

Dấu hiệu bị bệnh ghẻ

Sau khoảng 6-8 tuần từ khi tiếp xúc với cái ghẻ, người bệnh sẽ bắt đầu có những triệu chứng ngứa, rát. Nếu đã từ tiếp xúc với cái ghẻ thì các triệu chứng sẽ xuất hiện sớm hơn do đã từng mẫn cảm với cái ghẻ.

Dấu hiệu của bệnh ghẻ

Dấu hiệu của bệnh ghẻ

Khi bị ghẻ, người bệnh sẽ có các triệu chứng sau:

  • Ngứa ngáy, đặc biệt là vào ban đêm do ghẻ cái bò ra tìm ghẻ đực
  • Da mẩn đỏ do tổn thương rải rác khắp thân mình, bong vảy, đôi lúc có các nốt và sẩn đóng vảy xuất hiện ở các nếp kẽ, bờ bên các ngón tay, nấp gấp cổ tay, lòng bàn tay, lòng bàn chân, khuỷu tay, nách, bìu, dương vật, môi lớn, quầng vú ở nữ
  • Các luống ghẻ có cấu trúc dạng sợi chỉ, mảnh, thẳng, dài 1-10 mm, hình thành do sự di chuyển của cái ghẻ trong lớp sừng
  • Sẩn cục ngứa, màu đỏ tới tím
  • Mụn nước, bóng nước ở lòng bàn tay, lòng bàn chân
  • Xuất hiện những vết xước, vảy da, đỏ da, dát thâm. Có thể có bội nhiễm, chàm hóa, mụn mủ
  • Ghẻ vảy có mảng dày sừng, dày lên và loạn dưỡng móng, khô các vùng da còn lại

Các thể bệnh ghẻ

Bệnh ghẻ chia thành nhiều thể khác nhau như:

  • Ghẻ giản đơn: chỉ có đường hầm và mụn nước, ít có tổn thương thứ phát.
  • Ghẻ nhiễm khuẩn: có tổn thương của ghẻ và mụn mủ, do bội nhiễm liên cầu, tụ cầu, có thể gặp biến chứng viêm cầu thận cấp.
  • Ghẻ biến chứng viêm da, eczema hoá: Gãi lâu ngày gây ra tổn thương thứ phát và biến chứng nhiễm khuẩn, viêm da, chàm hóa khiến việc chẩn đoán bệnh ghẻ khó khăn hơn.
  • Ghẻ nhiễm khuẩn có biến chứng viêm cầu thận cấp.
  • Thể đặc biệt: Ghẻ Nauy rất hiếm gặp và chỉ thấy ở bệnh nhân suy giảm miễn dịch. hiếm gặp và chỉ thấy ở bệnh nhân suy giảm miễn dịch.

Cách phòng tránh bệnh ghẻ

“Ghẻ lở hắc lào” không chỉ khiến cho bệnh nhân ngứa ngáy, khó chịu mà còn khiến bệnh nhân mất tự tin, bị xa lánh trong cộng đồng và rất dễ gây ra biến chứng nếu không được điều trị sớm.

Để tránh bệnh ghẻ, mỗi người nên chủ động thực hiện các biện pháp phòng ngừa như:

  • Vệ sinh nhà cửa sạch sẽ, gọn gàng
  • Vệ sinh cá nhân hằng ngày
  • Giặt đồ riêng, phơi khô sạch sẽ
  • Không tiếp xúc trực tiếp với da hoặc đồ dùng của những người bị ghẻ
  • Thăm khám ngay với bác sĩ Da liễu khi nghi ngờ bị ghẻ

Tìm hiểu thêm về các bệnh da liễu khác

5 phương pháp chữa bệnh ghẻ trong dân gian

Các phương pháp chữa ghẻ trong dân gian chủ yếu là sử dụng các loại cây có thành phần kháng khuẩn, chống viêm. Những loại cây này cũng được sử dụng để chữa những bệnh ngoài da khác. Các loại cây này sẽ có tác dụng chậm nhưng có hiệu quả cao, người bệnh sẽ thấy giảm ngứa. 5 phương pháp sau là những bài thuốc được truyền lại bao đời nay, rất hiệu quả khi chữa bệnh ghẻ

Chữa bệnh ghẻ bằng lá trầu không

Trầu không là thảo dược có nhiều công dụng trong điều trị bệnh da liễu, xương khớp nói chung. Trong đó thành phần chính của lá trầu không là tinh dầu có betel-phenol và chavicol, cađinen, với tác dụng kháng khuẩn rất tốt. Tận dụng đặc điểm mà này dân gian sử dụng lá trầu không để chữa bệnh ghẻ và các bệnh ngoài da do nấm, vi khuẩn ký sinh.

Đông y ghi nhận những tác dụng của lá trầu không có hiệu quả chống sưng, giảm ngứa, thải độc rất công hiệu. Thảo dược có vị cay nồng, tính ấm, giúp tiêu viêm, sát trùng, tiêu phong nên dùng giảm ngứa nhanh, có tác dụng giảm phong trong cơ địa. Ngoài ra những thành phần bổ sung độ ẩm từ tinh dầu của lá trầu không còn có thể khống chế sự phát triển của ghẻ nước ở thể nhẹ.

Chữa bệnh bằng lá trầu không

Chữa bệnh bằng lá trầu không

Trong dân gian, bài thuốc từ lá trầu không trị ghẻ ngứa và bệnh ngoài da phù hợp với tất cả các đối tượng. Người dân dùng lá trầu để giã nát đắp lên vết thương, hoặc nấu nước tắm từ lá trầu không để chữa bệnh ngoài da cho trẻ nhỏ. Sau đây là những cách điều trị ghẻ bằng lá trầu không bạn có thể áp dụng tại nhà:

Cách 1

  • Chuẩn bị khoảng 3 – 4 lá trầu không có độ già trung bình, đem rửa sạch và phơi ráo nước
  • Đem phần lá cây đi cắt nhỏ, sau đó bạn đun một ấm nước nước sôi để hãm lá trầu không.
  • Thêm vào phần nước này một lượng muối vừa đủ, sau đó đợi nước nguội bớt rồi sử dụng.
  • Trước đo người bệnh cần phải rửa sạch vùng da bị ghẻ bằng nước ấm và lau khô.
  • Sử dụng nước lá trầu không để lau rửa thật sạch tại vùng da bị ghẻ nước, kết hợp dùng bã lá chà xát lên vùng da bị bệnh.
  • Cuối cùng dùng khăn mềm lau vùng vết thương lại cho khô và sạch sẽ.

Cách 2

  • Bạn chuẩn bị khoảng 10 lá trầu không đem đi rửa sạch, sau đó đem ngâm lá trầu không với nước muối rồi vớt lá đun sôi ngập nước.
  • Thêm vào trong nồi nước nấu một ít muối hạt, đun đến khi nước sôi bừng thì tắt bếp và để nước nguội bớt.
  • Có thể dùng nước lá trầu không nguyên chất, hoặc pha thêm nước sạch để tắm rửa, đặc biệt cần vệ sinh kỹ vùng da bị ghẻ.

Với hai phương pháp dùng lá trầu không chữa bệnh ghẻ kể trên, bạn nên thực hiện kiên trì điều trị trong khoảng 2 – 3 tuần để cơn ngứa giảm bớt, khi đó các vi trùng ghẻ cũng sẽ không phát triển được nữa. Cần lưu ý nếu như cơ thể bạn có vết thương hở, bị chảy máu hoặc nhiễm trùng tiết dịch thì không nên tắm bằng nước lá trầu không sẽ gây đau rát. Đối với trẻ nhỏ, cần tham khảo ý kiến của những bác sĩ chuyên khoa trước khi sử dụng lá trầu không trị ghẻ cho trẻ.

Cách trị ghẻ ngứa bằng lá bạch đàn

Một trong những cây thuốc Nam trị ghẻ hiệu quả nhất là lá bạch đàn, đây là thảo dược có tính kháng khuẩn cao nhất nhì trong những loại lá cây tự nhiên. Trong Đông y, bạch đàn cũng được đánh giá là cây thuốc có tác dụng thống huyết, điều khí, giúp giải nhiệt và giảm đau hiệu quả. Theo Tây y, trong thành phần của lá bạch đàn chứa chất kháng khuẩn tự nhiên mạnh – hoạt chất flavonoid có thể ức chế sự phát triển của nhiều loại vi khuẩn, ký sinh trùng.

Trị ghẻ ngứa bằng lá bạch đàn

Trị ghẻ ngứa bằng lá bạch đàn

Trong lá cây bạch đàn có thành phần tinh dầu cao, tinh dầu này được chiết xuất để điều chế thành tinh dầu Khuynh Diệp được dùng khá phổ biến. Vì thế nếu như bạn không có lá bạch đàn tươi thì có thể dùng dầu Khuynh Diệp để thay thế, nhưng cách sử dụng giữa hai phương pháp sẽ khác nhau.

Cách 1

  • Chuẩn bị khoảng 5 – 7 lá bạch đàn (cả lá khô và lá tươi) đem đi rửa cho sạch bụi bẩn và phơi khô ráo.
  • Cho phần lá này vào nồi đun, trước đó bạn nên vò nát để tinh dầu được thoát ra nhiều hơn.
  • Đun nước trong lửa vừa trong khoảng 30 phút, đến khi có mùi thơm nồng thì tắt bếp.
  • Bạn dùng phần nước lá bạch đàn để tắm, hoặc lau rửa tại vùng da bị ghẻ, kiên trì trong 2 – 3 tuần sẽ thấy những hiệu quả rõ rệt.

Cách 2

  • Bạn sử dụng lá bạch đàn tươi, liều lượng phù hợp với vùng da bị ghẻ
  • Sau khi rửa lá bạch đàn sạch rồi, bạn đem lá cây giã nát cùng với lượng muối nhỏ.
  • Bạn dùng bã của lá bạch đàn chà lên vùng da bị ghẻ và dùng gạc cố định trong vòng 20 – 30 phút.
  • Sau đó bạn rửa tay lại với nước ấm, áp dụng cách này trong 2 tuần để vi trùng ghẻ được tiêu diệt hoàn toàn.

Chữa ghẻ bằng rau sam

Một cây thuốc Nam chữa ghẻ được dân gian ứng dụng khá phổ biến là cây rau sam. Rau sam được sử dụng như một món ăn giúp bổ máu, làm mát cơ thể nhưng đồng thời cũng được sử dụng như dược liệu có giá trị trong điều trị y học cổ truyền.

Sử dụng rau sam chữa ghẻ, ngứa

Sử dụng rau sam chữa ghẻ, ngứa

Rau sam thường dùng để bổ trợ điều thông khí huyết, tiêu độc, làm mát huyết. Bên cạnh đó, công dụng khác của rau sam là khả năng kiểm soát các triệu chứng sưng viêm, ngứa ngoài da, đặc biệt được dùng nhiều trong điều trị bệnh ghẻ, nấm và viêm da. Tuy nhiên rau sam thường không được khuyến khích dùng cho đối tượng phụ nữ mang thai, bởi loại rau này có thể tăng kích thích tử cung co thắt và gây ra sảy thai.

Toàn thân của cây rau sam có thể được dùng để làm thuốc chữa bệnh. Trong bài thuốc chữa ghẻ, để tăng hiệu quả điều trị cho cây rau sam thì người bệnh kết hợp rau sam cùng với các dược liệu sau:

  • Chuẩn bị khoảng 30 gram rau sam, 20 gram lá xoan, 10 gram lá đào cùng với 3 chén rượu trắng
  • Đầu tiên bạn đem sơ chế các nguyên liệu, để loại bỏ sạch vi khuẩn thì bạn đem chúng ngâm nước muối.
  • Sau đó bạn đem tất cả các nguyên liệu đi giã nát, ngâm nguyên liệu cùng với rượu trắng để qua đêm.
  • Khi sử dụng, bạn có thể dùng luôn cả bã và rượu để bôi và xoa bóp lên vùng da bị ghẻ ngứa.
  • Áp dụng bài thuốc trong vòng 2 tuần tối đa sẽ nhận thấy những thay đổi nhất định.

Cây sầu đâu điều trị ghẻ

Sầu đâu là cây thuốc Nam chữa ghẻ ngứa công hiệu được dân gian sử dụng lâu đời. Cây sầu đâu còn được gọi là cây sầu đông, cây nim hay nêm,… Tên khoa học của cây sầu đâu là Azadirachta indica – một loại cây thân gỗ có lá thơm và chứa nhiều tinh dầu. Thành phần tinh dầu của cây sầu đâu có chứa các chất chống oxy hóa tế bào và nuôi dưỡng những tế bào mới.

Chữa bệnh ghẻ bằng cây sầu đâu

Chữa bệnh ghẻ bằng cây sầu đâu

Lá sầu đâu được sử dụng để điều trị những bệnh cần điều trị bằng thuốc kháng khuẩn, kháng nấm, chống viêm, chữa sốt rét.. Một số ghi chép công nhận lá sầu đâu có thể chữa được bệnh phong, thành phần kháng sinh tự nhiên có trong cây sầu đâu còn có hiệu quả giết chết các ký sinh trùng gây bệnh ghẻ ngứa, nấm ký sinh ngoài da. Hướng dẫn cách chữa bệnh ghẻ bằng lá cây sầu đâu như sau:

  • Người bệnh chuẩn bị khoảng 20 – 25 lá cây sầu đâu, 1 thìa dầu mù tạt và 1 thìa bột nghệ.
  • Đem tất cả các hỗn hợp nguyên liệu trộn đều lên, sau đó bạn vệ sinh sạch vùng da bị bệnh và bôi hỗn hợp lên.
  • Dùng tay sạch để massage tại vùng bị bệnh và giữ nguyên trong vòng 1 giờ sau đó rửa sạch với nước ấm.

Chữa bệnh ghẻ bằng lá khế

Sử dụng lá khế chữa bệnh ngoài da, đặc biệt là bệnh ghẻ được nhiều người công nhận hiệu quả. Lá khế là cây thuốc dễ tìm, trong thành phần lá khế có chứa những hoạt chất chống viêm quan trọng như flavonoid, saponozid, tanin, aicid hữu cơ, muối canxi…. Những chất này có tác dụng ức chế sự phát triển của vi trùng, vi khuẩn gây bệnh ghẻ và nấm Candida.

Chữa bệnh ngoài da bằng lá khế

Chữa bệnh ngoài da bằng lá khế

Phương pháp chữa bệnh ghẻ bằng lá khế cũng được đánh giá an toàn với đối tượng trẻ em. Những trẻ bị ghẻ ngứa, nổi mẩn đỏ hay nổi sảy có thể tắm nước lá khế để giảm triệu chứng. Phương pháp này an toàn mà mang lại tác dụng sau vài lần áp dụng. Có hai cách sử dụng lá khế trị bệnh ghẻ, bạn có thể tham khảo theo cách sau:

Cách 1

  • Để nấu nước lá khế tắm, bạn chuẩn bị một nắm lá khế vừa đủ và đem rửa sạch đun sôi với khoảng 3 lít nước.
  • Đun đến khi nước sôi lăn tăn thì bạn cho vào 1 – 2 thìa muối, sau đó đun đến khi nước sôi bừng thì tắt bếp.
  • Đợi đến khi nước nguội bớt thì bạn dùng nước này để ấm rồi rửa hoặc tắm, kết hợp chà xát phẫn bã lá khế lên vùng da bị ghẻ.

Cách 2

  • Bạn chuẩn bị một nắm lá khế nhỏ, đem rửa sạch và để phơi ráo nước.
  • Sau đó bạn đem giã lá khế cùng với một ít muối, lấy bã đắp trực tiếp lên da.
  • Để hỗn hợp trên da khoảng 20 phút thì bạn rửa lại với nước sạch, lau khô.

Những cách điều trị ghẻ bằng thuốc Nam được đề cập trên là những phương pháp được ứng dụng phổ biến trong dân gian. Tuy nhiên hiệu quả điều trị ở mỗi người sẽ khác nhau, thời gian phát huy tác dụng lâu hay nhanh tùy thuộc từng người. Nếu như bạn nhận thấy sau thời gian sử dụng mà không có thay đổi có thể tìm đến phương pháp khác phù hợp hơn.

Ưu thế chữa bệnh tại phòng khám đa khoa Đông Phương

Hiện nay, Phòng khám nam khoa Đông Phương là một địa chỉ khám nam khoa uy tín tại Hà Nội. Phòng khám có uy tín và chất lượng trong việc điều trị các bệnh đa khoa, da liễu. Với đội ngũ y bác sĩ chuyên khoa có nhiều năm kinh nghiệm trong nghề. Kết hợp với trang thiết bị y tế hiện đại, phương pháp điều trị tiên tiến. Phòng khám đã khám và điều trị thành công cho rất ca bệnh da liễu nặng. Với mức chi phí được đánh là phù hợp với mọi đối tượng bệnh nhân. Ngoài các chi phí khám, điều trị, thuốc men, phòng khám không phát sinh thêm chi phí khác. Bệnh nhân có thể yên tâm chữa trị. Hơn thế, tất cả hạng mục chi phí khám và chữa đều được niêm yết và công khai. Bệnh nhân hoàn toàn chủ động trong việc đưa ra quyết định có nên khám chữa hay không.
Phòng Khám Đa Khoa Đông Phương 497 Quang Trung

Phòng Khám Đa Khoa Đông Phương 497 Quang Trung

Các bệnh lý da liễu rất nguy hiểm với sức khoẻ và chất lượng cuộc sống. Vì thế trước khi tiến hành, các bạn cần tìm hiểu địa chỉ y tế khám chữa bệnh uy tín. Nếu bạn còn thắc mắc nào,  xin vui lòng liên hệ trực tiếp với các chuyên gia Phòng khám nam khoa Đông Phương bằng hotline 096.8388.497 hoặc qua hệ thống tư vấn trực tuyến để được hỗ trợ cụ thể.

 

 

 

Từ Khóa:

slider bác sĩ 4
slider bác sĩ 3
slider bác sĩ 2
slider bác sĩ 1
Tư vấn online Đặt hẹn khám

Giải Đáp Nhanh

Hình Ảnh Phòng Khám

Sảnh Phòng Khám
Sảnh Phòng Khám
Phòng Xét Nghiệm
Phòng Xét Nghiệm
Phòng Chờ
Phòng Chờ
Bác Sĩ Chuyên Khoa
Bác Sĩ Chuyên Khoa
Phòng Lưu Bệnh Nhân
Phòng Lưu Bệnh Nhân
Kiểm Tra Bệnh
Kiểm Tra Bệnh

Điện thoại tư vấn miễn phí

Vui lòng để lại số điện thoại, bác sĩ tư vấn sẽ liên hệ lại với bạn

Phòng khám da liễu Đông Phương