7 yếu tố ảnh hưởng đến việc hình thành mụn trứng cá
Mụn trứng cá là một bệnh da liễu phổ biến trên toàn cầu. Bệnh này xuất hiện nhiều nhất ở tuổi dậy thì, bao gồm mụn đầu đen, mụn mủ, mụn sần,… Tình trạng này không gây nguy hiểm quá nhiều tới sức khoẻ nhưng lại ảnh hưởng xấu tới tâm lý của các bạn trẻ. Trong bài này, phòng khám đa khoa Đông Phương sẽ chia sẻ thêm về “7 yếu tố ảnh hưởng tới việc hình thành mụn trứng cá”.
Mụn trứng cá là gì?
Mụn trứng cá là dạng bệnh nang lông tuyến bã, với các tổn thương da do sự tăng tiết chất bã nhờn, đọng lại ở các lỗ chân lông, kèm theo hiện tượng viêm nhiễm ở nang lông tuyến bã. Bệnh gặp ở mọi lứa tuổi, đặc biệt là mụn trứng cá tuổi dậy thì, hay người có cơ địa da dầu.
Nếu không điều trị đúng và không tuân thủ điều trị, bệnh sẽ nặng hơn, để lại nhiều di chứng. Người bệnh sẽ rơi vào trạng thái mặc cảm, tự ti trong giao tiếp.
Trong mọi trường hợp, mụn trứng cá cần được điều trị sớm, đúng và đủ tại các cơ sở y tế để làm giảm mức độ nghiêm trọng, ức chế bệnh hoàn toàn. Từ đó, ngăn ngừa và giảm sự mất thẩm mỹ do sẹo mụn gây ra.
Tìm hiểu thêm về các bệnh da liễu khác
Nguyên nhân gây ra mụn trứng cá
Có bốn yếu tố chính được xem là nguyên nhân gây ra mụn trứng cá:
- Sản xuất dầu dư thừa, làm tắc nghẽn nang lông
- Nang lông bị tắc bởi tế bào da chết và dầu
- Vi khuẩn gây viêm nhiễm tổn thương trên da
- Hoạt động quá mức của hormone androgen, tăng tiết chất nhờn hơn so với nhu cầu của da.
Ngoài ra, một nguyên nhân gây mụn trứng cá khác do di truyền. Nếu cha mẹ bị mụn trứng cá, bạn cũng sẽ có nguy cơ mắc cao hơn những người cùng trang lứa trong lứa tuổi vị thành niên. Thậm chí, nếu một hoặc cả hai cha mẹ bạn bị mụn trứng cá cho đến lúc trưởng thành, bạn cũng có nhiều khả năng bị mụn trứng cá kéo dài cho đến khi lớn.
Bên cạnh đó, phụ nữ cũng có nhiều khả năng bị mụn trứng cá trong tuổi trưởng thành hơn nam giới. Giả thiết giải thích cho điều này là do sự thay đổi nồng độ hormone trong cơ thể phụ nữ có vào những thời điểm nhất định trong cuộc đời. Những mốc thời gian này bao gồm:
- Bắt đầu chu kỳ kinh nguyệt
- Trong thời gian mang thai, thường là trong 3 tháng đầu của thai kỳ
- Mắc phải hội chứng buồng trứng đa nang – một tình trạng phổ biến có thể gây ra mụn trứng cá ở người nữ trong tuổi trưởng thành, kèm với đó là tăng cân và hình thành các nang nhỏ bên trong buồng trứng làm chậm mang thai.
Dấu hiệu của mụn trứng cá
Tùy vào mức độ nghiêm trọng của mụn, các dấu hiệu mụn trứng cá sẽ khác nhau:
- Mụn đầu trắng do lỗ chân lông tắc nghẽn
- Mụn đầu đen do lỗ chân lông mở rộng
- Các nốt mụn nhỏ màu đỏ, mềm (sẩn)
- Mụn nhọt (mụn mủ), là những nốt sẩn có mủ ở đầu
- Các cục u lớn, rắn, gây đau dưới da (nốt sần)
- Đau, có mủ dưới da (tổn thương dạng nang)
Mụn trứng cá thường xuất hiện trên mặt, trán, ngực, lưng trên và vai.
Biến chứng của mụn trứng cá
Những biến chứng để lại của mụn trứng cá thường xảy ra ở người da sẫm màu, bao gồm:
- Sẹo: biến chứng da rỗ (sẹo mụn) và da dày (sẹo lồi) có thể tồn tại lâu dài sau khi mụn đã lành.
- Da thay đổi: sau khi hết mụn, vùng da bị ảnh hưởng có thể sẫm màu hơn (tăng sắc tố) hoặc sáng hơn (giảm sắc tố) so với thời điểm trước khi bị mụn.
7 yếu tố ảnh hưởng đến việc hình thành mụn trứng cá
Bên cạnh những nguyên nhân, 7 yếu tố dưới đây cũng góp phần không nhỏ vào việc thúc đẩy tình trạng mụn phát sinh và tăng nặng. Chúng bao gồm:
Tuổi tác
Ở giai đoạn dậy thì, nội tiết tố chưa được cân bằng khiến tuyến bã nhờn hoạt động quá mức, dẫn đến tình trạng bít tắc lỗ chân lông và gây mụn. Sau tuổi 20, nội tiết đã ổn định, mụn sẽ giảm đi và ít xuất hiện. Tuy nhiên, tình trạng mụn, thậm chí mụn bọc, mủ… vẫn xảy ra ở những người sau độ tuổi 20. Nguyên nhân có thể đến từ các yếu tố môi trường, căng thẳng, ăn thức ăn nhiều dầu mỡ…
Thay đổi nội tiết tố
Các nội tiết tố nam (androgen), nhất là testosterone kích thích tiết bã nhờn, progesterone liều cao có tác dụng kích thích, liều thấp có tác dụng ức chế. Oestrogen liều cao có tác dụng ức chế. Hormone tuyến yên kích thích trực tiếp đến tuyến bã. Các yếu tố trên lý giải mối liên quan giữa trứng cá thường gặp ở tuổi dậy thì hoặc liên quan đến chu kỳ kinh nguyệt.
Di truyền
Nếu cả bố và mẹ đều bị mụn trứng cá, khả năng con cái có thể bị mụn trứng cá.
Tẩy rửa
Lạm dụng xà bông kích thích tăng tiết bã, tăng nguy cơ hình thành mụn.
Môi trường
Các chất béo động vật trong môi trường, tiệm bán đồ ăn nhanh, công nhân cơ khí tiếp xúc thường xuyên với dầu nhờn của động cơ, độ ẩm, tia tử ngoại. Sự gia tăng độ ẩm trên bề mặt da ở môi trường khí hậu nóng ẩm có thể làm gia tăng sự trầm trọng của trứng cá, do sự tắc nghẽn ống nang lông tuyến bã.
Thực phẩm ăn kiêng
- Chế độ ăn uống có chỉ số đường huyết thấp. Cắt bỏ thịt chế biến và carbs tinh chế có thể giúp giảm tổn thương do mụn trứng cá.
- Các sản phẩm sữa: việc tiêu thụ một số sản phẩm từ sữa và chế phẩm từ sữa, dường như làm trầm trọng thêm tình trạng mụn. Tuy nhiên, các sản phẩm từ sữa không phải sữa (như pho mát) dường như không làm trầm trọng thêm tình trạng mụn trứng cá.
- Chất béo và axit béo: axit béo omega -3 và omega-6 có thể giúp giảm mụn trứng cá.
- Ăn chay: dù chế độ ăn thuần chay và ăn chay có thể mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, nhưng có ít bằng chứng cho thấy chế độ ăn này giúp ích cho việc điều trị mụn trứng cá.
- Chế phẩm sinh học: dù chế phẩm sinh học được tìm thấy trong sữa chua, thực phẩm lên men, các chất bổ sung… có thể giúp cải thiện tình trạng mọc mụn nhưng các chuyên gia vẫn chưa thấy được lợi ích của chế phẩm sinh học trong điều trị tình trạng da liễu này.
Ma sát hoặc áp lực lên da
Quá trình cọ sát của các vật dụng như điện thoại, điện thoại di động, mũ bảo hiểm, vòng cổ, ba lô quá chặt… hay thường xuyên đeo khẩu trang hoặc khẩu trang kém chất lượng, tác động lên da cũng được xem là nguyên nhân gây mụn.
Cách phòng tránh mụn trứng cá
Dẫu không thể ngăn ngừa hoàn toàn mụn trứng cá, nhưng bạn có thể thực hiện những bước chăm sóc tại nhà để giảm nguy cơ. Những việc làm cụ thể bao gồm:
- Rửa mặt hàng ngày bằng sữa rửa mặt không chứa dầu.
- Dùng sữa rửa mặt trị mụn không kê đơn để giúp loại bỏ dầu thừa.
- Sử dụng mỹ phẩm trang điểm gốc nước hoặc gắn mác “không gây dị ứng” để giảm tình trạng làm tắc nghẽn lỗ chân lông và sinh mụn.
- Tránh các sản phẩm chăm sóc da và trang điểm có chứa dầu.
- Tẩy trang và làm sạch da thật sạch trước khi ngủ.
- Tắm hoặc rửa mặt sau khi tập thể dục.
- Cột tóc (nếu tóc dài) để không che khuất khuôn mặt.
- Tránh đội mũ, băng đô bó sát đầu, quần áo ở các khu vực dễ nổi mụn.
- Duy trì chế độ ăn uống cân bằng và uống đủ nước.
- Giảm căng thẳng.
Ưu thế chữa bệnh tại phòng khám đa khoa Đông Phương
Từ Khóa: